Chào bạn!
Xét nghiệm định lượng kháng thể viêm gan B (xét nghiệm HBsAb) là yêu cầu bắt buộc đối với trường hợp tiêm vaccine viêm gan B. Việc này giúp xác định xem cơ thể đã bị viêm gan B hay đã có kháng thể kháng lại virus viêm gan B hay chưa.
Trường hợp đang mắc viêm gan B, bệnh nhân không cần tiêm vaccine, vì ...
Chào bạn!
Xét nghiệm định lượng kháng thể viêm gan B (xét nghiệm HBsAb) là yêu cầu bắt buộc đối với trường hợp tiêm vaccine viêm gan B. Việc này giúp xác định xem cơ thể đã bị viêm gan B hay đã có kháng thể kháng lại virus viêm gan B hay chưa.
Trường hợp đang mắc viêm gan B, bệnh nhân không cần tiêm vaccine, vì chủng ngừa lúc này không còn hiệu quả nữa. Còn trường hợp không có kháng thể với viêm gan B hoặc mức kháng thể dưới mức bảo vệ, bạn cần tiêm vaccine. Việc này giúp bạn chủ động trong việc phòng ngừa virus viêm gan B có tỷ lệ mắc cao tại Việt Nam, từ 8-10% dân số. Vì vậy, lời khuyên của bác sĩ hoàn toàn chính xác, bạn nên đi tiêm vaccine viêm gan B càng sớm càng tốt.
Hiện Việt Nam có nhiều loại vaccine viêm gan B dành cho người lớn và trẻ em, gồm Heberbiovac HB (Cu Ba) và Gene Hbvax (Việt Nam), Twinrix (Bỉ) phòng viêm gan A và B trong một mũi tiêm. Người lớn cần chủng ngừa ba mũi trong vòng 6 tháng, xét nghiệm viêm gan B trước khi nhắc lại. Trẻ em cần tiêm vaccine viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh, sau đó theo sát lịch tiêm ngừa vaccine có thành phần viêm gan B như vaccine 5 trong 1 hoặc vaccine 6 trong 1.
Bạn năm nay 35 tuổi, thuộc lịch tiêm vaccine viêm gan B của người lớn. Lịch tiêm của bạn sẽ gồm ba mũi, trong vòng 6 tháng. Bạn đã có kết quả xét nghiệm định lượng kháng thể viêm gan B khi đi khám sức khỏe tổng quát, thì nên cầm kết quả này đến trung tiêm chủng để bác sĩ căn cứ quyết định mũi tiêm phù hợp cho bạn. Hằng năm, bạn nên khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra lượng kháng thể viêm gan B và tiêm nhắc khi kháng thể giảm.
Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!